Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Tài liệu môn an ninh quốc phòng

CÂU 1: Làm rõ nội dung chủ yếu của chiến lược BVTQ trong giai đoạn hiện nay.
Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay quy luật đó được biểu hiện tập trung trong hai nhiệm nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau: xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn khẳng định và chỉ đạo sự kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược đó. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta luôn xác định: “Bảo vệ Tổ quốc XHCN là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nề văn hóa; bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc”. Đây là quan điểm của Đảng ta về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Quan điểm đó được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa truyền thống lịch sử, tổng kết thực tiễn và nghiên cứu khoa học về sự tác động của tình hình thế giới, trong nước; từ quan niệm an ninh tổng hợp, toàn diện cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, đối ngoại và mọi mặt đời sống xã hội; từ quan điểm xem xét các mối đe dọa, các nguy cơ không chỉ từ bên ngoài và cả từ bên trong; trong mối quan hệ hữu cơ, biện chứng giửa xây dựng và bảo vệ.
Liên Xô tan rã, chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông âu sụp đổ, CNXH hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào, tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho CNTB.
Tình hình thế giới nổi lên mâu thuẩn gay gắt giửa một bên là thế lực hiếu chiến mưu toan thống trị thế giới và các thế lực theo đuôi chúng, với một bên là nhân dân lao động và các lực lượng đấu tranh chống chiến tranh, chống chủ nghĩa bá quyền, bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc, chủ quyền, sự bình đẳng giữa các quốc gia và lợi ích của mỗi nước.
Tình hình thế giới và khu vực nói trên đã tác động trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vừa tạo ra nhiều thuận lợi mới rất quan trọng, đồng thời cũng gây ra những khó khăn, thách thức nghiệm trọng đối với nước ta.
Với tình hình thế giới và khu vực như hiện nay thì cần có sự phát triển mới cả về nội dung, quy mô, hình thức. Việc nghiên cứu và dự báo chính xác về các tình huống phức tạp về chiến tranh và chiến lược Bảo vệTQ sẽ chỉ ra cho quân và dân ta phương hướng đúng đắn trong việc chuẩn bị lực lượng và thế trận, chuẩn bị sức mạnh tổng hợp của đất nước sẳn sàng chủ động đối phó đánh bại kẻ thù xâm lược trong mọi tình huống.
Chiến lược Bảo vệTQ là mưu lược (kế sách) xác định mục tiêu, quy tụ lực lượng và lựa chọn giải pháp có tính khả thi, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi đường lối, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh để Bảo vệ vững chắc TQ Việt Nam XHCN; giữ vững hòa bình, ổn định đất nước; ngăn chặn, đẩy lùi chiến tranh, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, ly khai, can thiệp, xâm lược của giặc ngoài và thù trong, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH-HĐH, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Qua đó ta thấy rằng việc hoạch định chiến lược Bảo vệTQ cần có những mục tiêu đề ra cụ thể, quan điểm rõ ràng để có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu phòng ngừa cũng như phương châm cụ thể trong tiến trình thực hiện chiến lược Bảo vệTQ.
Trước tiên nói về mục tiêu ta có thể đưa ra hai mục tiêu đó là mục tiêu tổng quát và cụ thể để tiến hành:
Trước tình hình thế giới diễn ra phức tạp, trước những thắng lợi mà Đảng lãnh đạo nhân dân ta đã giành được trong quá trình đổi mới, trên cơ sở phân tích những điều kiện khách quan và chủ quan Đảng ta xác định mục tiêu của sự nghiệp bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay như sau:
Một là: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ;
Hai là: Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN;
Ba là: Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, CNH-HĐH đất nước;
Bốn là: Bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc;
Năm là: Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa.
Sáu là: Giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng XHCN.
Xác định mục tiêu của sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Đảng ta đề ra các quan điểm cụ thể đó là:
Một là: Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng ta đối với sự nghiệp Bảo vệ TQ.
Hai là: Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển KT-XH là lợi ích cao nhất của TQ.
Ba là: Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công và Bảo vệ vững chắc TQ Việt Nam XHCN; sức mạnh bên trong là nhân tố quyết định, nắm chắc phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ KT, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Bốn là: Xây dựng sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, KT, XH, VH, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, không ngừng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân phù hợp với hoàn cảnh mới.
Năm là: Ra sức phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa và khai thác mọi thuận lợi ở bên ngoài. Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ, kiên định chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa theo phương châm “ thêm bạn bớt thù”, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cố gắng gia tăng hợp tác, tránh xung đột, đối đầu; tránh bị cô lập, lệ thuộc.
Sáu là: Chủ động ngăn ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong có thể dẫn đến những đột biến bất lợi.
Trên cơ sở các quan điểm trên cần nắm vững ba phương chăm chỉ đạo trong chiến lược Bảo vệTổ quốc đó là:
Một là: kiên định các nguyên tắc chiến lược, đi đôi với vận dụng linh hoạt sách lược, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước, dư luận quốc tế; phân hóa, cô lập các phần tử chống đối, ngoan cố nhất, các thế lực chống phá Việt Nam hung hăng nhất.
Hai là: đối với nội bộ, lấy việc phát huy dân chủ, giáo dục, thuyết phục là chính, đi đôi với giữ gìn kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm minh các sai phạm. Đối với các thế lực chống đối ở trong nước, cần phân hóa, cô lập bọn đầu sỏ, ngoan cố; xử lý nghiêm minh, kiên quyết với những người cố tình chống đối, đi ngược lại lợi ích dân tộc. Giáo dục, lôi kéo những người lầm đường, không để hình thành tổ chức đối lập dưới bất cứ hình thức nào.
Ba là: thường xuyên đi sát cơ sở, nắm bắt tình hình, xử lý kịp thời mọi mần mống gây mất an ninh, không để bị động, bất ngờ.
Để đạt được mục tiêu của chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, trên cơ sở các quan điểm, phương chăm chỉ đạo trên Đảng ta đề ra các nhiệm vụ cơ bản như sau:
Một là: Giữ vững hòa bình, ổn định để thực hiện thắng lợi CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN.
Quan trọng hàng đầu đó là phải giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và Bảo vệ TQ. Duy trì nền hòa bình lâu dài và ổn định chính trị, không để xảy ra bạo loạn chính trị “ tự diễn biến”. Ngăn chặn, đẩy lùi mưu toan “diễn biến hòa bình”, nguy cơ can thiệp quân sự và xung đột vũ trang, xâm phạm chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
Hai là: Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, kết hợp chặt chẽ với Bảo vệ Đảng, Bảo vệ vững chắc an ninh chính trị nội bộ.
Chú trọng Xây dựng và quản lý tốt đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ lãnh đạo vững vàng về chính trị có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình. Đầy mạnh nghiên cứu lý luận và giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ đảng viên, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái giữ vũng tư tưởng, Bảo vệ CN Mac Lenin và tư tưởng HCM. Phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng Đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đào thể nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân. Bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.  
Ba là: Nỗ lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đẩy mạnh CNH-HĐH; không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ công bằng xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Khi kinh tế phát triển, các vấn đề xã hội được giải quyết, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, thực hiện tốt công bằng xã hội sẽ tạo ra sức mạnh vật chất và tinh thần để xây dựng và bảo vệ TQ VN XHCN. Xây dựng dược nền kinh tế độc  lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra sức mạnh tự thân, không lệ thuộc vào nước ngoài là điều kiện bảo vệ tổ quốc. 
Bốn là: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mở rộng dân chủ XHCN đi đôi với việc tăng cường trật tự kỷ cương, chú trọng giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo, nâng cao vai trò của Mật trận TQ và các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp Bảo vệ TQ.
Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ tạo ra sức mạnh to lớn trong sự nghiệp bảo vệ TQ. Mở rộng dân chủ XHCN đi đôi với tăng cường trật tự kỷ cương, chú trọng giải quyết theo đúng quy định pháp luật và chính sách của nhà nước các vấn đề dân tộc, tôn giáo sẽ đảm bảo sự thống nhất, nghiêm minh trong xã hội; ngăn chặn những kẻ lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống Đảng, nhà nước ta. MTTQ và các đoàn thể nhân dân có vai trò to lớn trong việc tập hợp, cổ vũ, động viên các thành viên thực hiện các sự nghiệp xây dựng và bảo cệ TQ VN XHCN.
Năm là: Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.
Tiếp tục xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Cũng cố hoàn thiện thế trận QP toàn dân và thế trận an ninh ND; Xây dựng các cơ quan nội chính, pháp luật trong sạch vững mạnh; Chuẩn bị các phương án chủ động xử lý các tình huống xấu.
Sáu là: Về hoạt động đối ngoại.
Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, mở rộng hợp tác quốc tế theo tinh thần “Việt Nam sẳn sàng là bạn, là đối tạc tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Ưu tiên phát triển sự hợp tác với các nước láng giềng, chú trọng thúc đẩy quan hệ với các nước và trung tâm lớn, đồng thời đề phòng sự thỏa hiệp có hại cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
Đề thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu trên Đảng ta xác định một số giải pháp chủ yếu đó là:
Một là: về xây dựng chỉnh đốn Đảng:
Tiếp tục đi sâu, thực hiện tốt cuộc vận động và xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) BCH TW khóa VIII và kết luận hội nghị lần thứ tư BCH TW khóa IX, nhất là đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đưa tự phê bình và phê bình vào nề nếp sinh hoạt đảng. Tăng cường công tác bảo vệ đảng, bảo vệ chính trị nội bộ. Đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ gắn với quy hoạch đào tạo để chuẩn bị tốt nhân sự cho đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của đảng.
Tiếp tục củng cố, hoàn thiến chức năng, nhiệm vụ, quan hệ của các tổ chức trong Đảng và giữ tổ chức đảng với tổ chức nhà nước, MT và các đoàn thể nhân dân, góp phần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo cả Đảng.
Xây dựng Đảng gắn với xây dựng Nhà nước ta những chuẩn mực Nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của dân do dân và vì dân.
Tăng cường giáo dục CN Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãnh phí và quan liêu..
Đưa phê và tự phê bình vào nề nếp trong sinh hoạt Đảng
Nâng cao năng lực của tổ chức đảng các cấp trong việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung, cũng như trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh Bảo vệ TQ nói riêng.
Nắm vững và thực hiện tốt nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với các lực lượng vũ trang nhân dân và đối với cả sự nghiệp quốc phòng an ninh trong thời kỳ mới vói cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành; cơ quan quân sự, công an và các cơ quan ban ngành làm tham mưu; người chỉ huy quân sự, chỉ huy thống nhất các lực lượng vũ trang thuộc quyền.
Hai là: Về tư tưởng, văn hóa:
Là lĩnh vực rất quan trọng nhằm xây dựng nhân tố chính trị-tinh thần tạo thế trận lòng dân. Do đó cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề như sau:
Thực hiện tốt chủ trương hoạt động lý luận và thực tiễn của Đảng trong thời kỳ đổi mới; đầy mạnh tổng kết thực tiễn sự nghiệp Bảo vệ TQ trong tình hình mới.
Chú trọng giáo dục phát huy truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất, niềm tự hào, tự cường dân tộc.
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, chú trọng hơn công tác dân tộc, tôn giáo
Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng nhận rõ bản chất, kẽ thù, đối tượng, đối tác.
Đây mạnh và đổi mới công tác vận động người VN ở nước ngoài.
Ba là: Về kinh tế xã hội:
Quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001-2010) với các trọng tâm như sau:
Gắn tăng trưởng kinh tế với xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN; bảo đảm vai trò chủ đạo thực sự của kinh tế nhà nước.
Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, không để xảy ra xáo động về tài chính, tiền tệ, kinh tế.
Giải quyết tốt các vấn đề xã hội như việc làm, xoá đói giảm nghèo, các tệ nạn xã hội
Xây dựng cơ chế kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng an ninh
Phát triển khoa học công nghệ gắn với nhiệm vụ Bảo vệ TQ
Bốn là: Về quản lý Nhà nước về quốc phòng – an ninh - đối ngoại:
Cần xây dựng hoàn  thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến nhiệm vụ Bảo vệ TQ và đối ngoại
Đẩy mạnh thực hiện tốt cơ chế dân chủ cơ sở trong Đảng và nhân dân
Tăng cường thanh kiểm tra công tác quốc phòng, an ninh ở các cấp
Tăng cường Bảo vệ bí mật quốc gia, bảo đảm an ninh thông tin
Tăng cường ngân sách hợp lý đầu tư cho quốc phòng an ninh và đối ngoại, kể cả cho các hoạt động an ninh trên lĩnh vực tư tưởng, thông tin đối ngoại nhân dân.

Năm là: Về quốc phòng-an ninh:
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế đảng lãnh đạo đối với các lực lượng vũ trang và sự nghiệp quốc phòng an ninh; tăng cường chức năng tham mưu cho đảng và nhà nước về lĩnh vực quốc phòng an ninh của đảng ủy quân sự trung ương và đảng ủy công an nhân dân; chú trọng đào tạo, bố trí cán bộ cấp chiến lược và cán bộ thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh và đối ngoại.
Xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân, mà nòng cốt là quân đội nhân dân và công an nhân dân theo hướng cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đủ sức ứng phó và hoàn thành tốt nhiệm vụ Bảo vệ TQ trong mọi tình huống, kể cả tình huống địch gây chiến tranh xâm lược, có sử dụng vũ khí công nghệ cao. Trong nhũng năm tới phải tiến hành đồng bộ trên 3 phương diện
+ Chấn chỉnh tổ chức QĐND và CAND
+ Trang bị vũ khí, cơ sở vật chất cho các lực lượng vũ trang teo hướng hiện đại, phù hợp.
+ Nâng cao chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu của QĐND, CAND
Việc xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng an ninh phải kết hợp chặt chẽ với qúa trình phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình mới, theo một quy hoạch chiến lược thông nhất, cơ bản, thiết thực và vững chắc trên từng vùng lãnh thổ và ở từng địa bàn tỉnh, thành phố của cả nước.
Nhà nước phải có kế hoạch đầu tư thích đáng cho xây dựng nền công nghiệp quốc phòng và có chiến lược nghiên cứu sản xuấ vũ khí trang bị cho quân đội và công an. Đồng thời tận dụng năng lực công nghiệp dân sinh phục vụ cho quốc phòng an ninh.
Xây dựng hoàn chính các phương án phòng chống và xử lý các tình huống có thể xảy ra trong điều kiện chiến tranh vũ khí công nghệ cao.

Sáu là:  Về hoạt động đối ngoại:
Triển khai xây dựng chiến lược đối ngoại toàn diện phải thể hiện được tính tích cực với phương châm “ thêm bạn, bớt thù”; “ vừa hợp tác, vừa đấu tranh”; “ việt nam sẵn sáng là bạn, là đối tác tinh cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”
Tiếp tục ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố quan hệ với các nước láng giềng và giữ mối quan hệ với các nước bạn bè truyền thống.
Thúc đẩy quan hệ với các nước lớn, các trung tâm lớn và các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu, Nga, Ấn Độ.
Vận dụng nhiều hình thức phong phú, sinh dộng trong hoạt động đối ngoại của đảng, nhà nước và nhân dân
Kết luận:
Chiến lược Bảo vệTQ Việt Nam XHCN thời kỳ mới là một bộ phân trọng yếu của chiến lược quốc gia, nhằm cụ thể hóa đường lối tăng cường quốc phòng an ninh để thực hiện thắng lợi một trong hai nhiệm vụ chiến lược là Bảo vệ TQ XHCN trong thời kỳ đầy mạnh CNH-HĐH đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đề ra; đó là một chiến lược mang tính tổng hợp, toàn diện, do cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng đề ra.
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước và giữ nước; thực hiện có kết qủa “ chiến lược Bảo vệ TQ thời kỳ mới”.
Liên hệ thực tế:
 - Trước hết, cần phải làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quán triệt sâu sắc đường lối quân sự của Đảng, thấy rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; vị trí, nhiệm vụ quốc phòng địa phương trong thế trận khu vực phòng thủ của quân khu và cả nước. Những yêu cầu xây dựng khu vực phòng thủ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập của phát triển kinh tế - xã hội thành phố;
Thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 28- NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới. Theo đó, tập trung xây dựng tiềm lực về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, dân sinh, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của khu vực phòng thủ; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở từng địa phương; chủ động nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa  bình”; tổ chức phòng thủ dân sự, phối hợp chặt chẽ các lực lượng để phòng, chống kịp thời, có hiệu quả thiên tai, thảm họa… 








CÂU 2 : VÌ SAU KHẲNG ĐỊNH SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG LÀ QUYẾT ĐỊNH MỌI THẮNG LỢI  CỦA SỰ NGHIỆP QUỐC PHÒNG AN NINH.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẢNG LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP QUỐC PHÒNG AN NINH HIỆN NAY.
Nêu khái quát yêu cầu và nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.,
Vị trí, vai trò của quốc phòng-an ninh:
QPAN là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học…của Nhà nướcvà nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng nhằm giữ vững hòa bình, đầy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẳn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô.
QPAN Bảo vệ vững chắc thành qủa cách mạng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và quyết định chiều hướng phát triển của cách mạng .Bảo vệ thành qủa cách mạng, Bảo vệ TQ trước hết là tự Bảo vệ. Lịch sử tổn tại và phát triển của dân tộc ta đã khẳng định: Dựng nước phải đi đôi với giữ nước; xây dựng CNXH phải đi đôi với Bảo vệTQ XHCN. Chính vì vậy, QPAN là vấn đề rất hệ trọng đối với mọi quốc gia độc lập có chủ quyền.QPAN mạnh hay yếu liên quan đến sự mất còn của đất nước, chế độ.
Để sự nghiệp QPAN, Bảo vệ TQ Việt Nam XHCN giành thắng lợi, tất yếu sự nghiệp đ1o phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của đảng. Thực tiễn lịch sử chứng minh, do có sự lãnh đạo thường xuyên, kịp thời, đúng đắn sáng tạo của  đảng, sự nghiệp QPAN của nhân dân ta đã ngày càng được củng cố, tăng cường, góp phần Bảo vệ vững chắc thành qủa cách mạng trong mọi tình huống.
Thời kỳ mới đòi hỏi phải thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp QPAN vì các nguyên nhân sau:
- Sự phát triển phức tạp của tình hình thế giới, khu vực
Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông âu sụp đổ, CNXH hiện thực và phong trào cách mạng thế giới tạm lâm vào thoái trào, so sánh tương quan lực lượng có lợi cho chủ nghĩa đế quốc.Với bản chất chống CNXH và phong trào cách mạng thế giới, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ tăng cường hoạt động chống phá các nước XHCN và phong trào cách mạng thế giới nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới do mỹ cầm đầu. Để phục vụ cho những tính toán chiến lược của mình Mỹ đã điều chỉnh chiến lược từ “răn đe ngăn chặn”,” vượt trên ngăn chặn” sang “can dự và mở rộng” và gần đây là “đánh phủ đầu”, phát động cuộc chạy đua vũ trang, triển khai chương trình tên lửa phòng thủ quốc gia; về kinh tế ra sức thúc đầy “kinh tế thị trường tự do” theo “ luật chơi” của Mỹ; núp dưới chiêu bài “ dân chủ”, “ nhân quyền” can thiệp vào công việc nội bộ các nước, kích động chủ nghĩa ly khai, xung đột tôn giáo, dân tộc.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch đối với nước ta và yêu cầu nhiệm vụ cách mạng
        Cuộc đấu tranh để Bảo vệ những thành quả cách mạng, xây dựng đất nước hiện nay là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trong điều kiện mới, dưới hình thức mới, diễn ra hết sức phức tạp, quyết liệt. Vì vậy, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải thường xuyên chăm lo cũng cố quốc phòng – an ninh, an ninh, Bảo vệ vững chắc TQ Việt nam xã hội chủ nghĩa. Đây là một trong hai nhiêm vụ chiến lược, là điều kiện cơ bản bảo đảm cho thắng lợi của công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.
        Bảo vệ TQ Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo tư duy mới của Đảng là: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đát nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại âm mưu hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ.
        Nhiệm vụ quốc phòng - an ninh ngày nay phải tạo ra thế chủ động chiến lược đẩy lùi, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu và hành động “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đồ và đe doạ chiến tranh của các thế lực thù địch, giữ mơi trường ổn định lâu dài để xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời phải chuẩn bị cho đất nước có đù sức mạnh sẵn sàng đối phó có hiệu quả và đánh thắng kẻ địch trong mọi tình huống.
        Sức mạnh Bảo vệ TQ là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh tronh nước và sức mạnh quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại…
-                 Tình hình quốc phòng - an ninh và sự lãnh đạo của Đảng đối với quốc phòng – an ninh
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn nhận thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm của mình; đề ra đường lối, chủ trương, chính sách quốc phòng – an ninh đúng đắn, sáng tạo, đã phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước, chiến thắng mọi kẻ thù.
Bước vào thời kì mới, Đảng ta sớm nhận rõ sự phức tạp của tình hình, đã kịp thời đề ra những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới, đưa đất nước vượt qua khó khăn, thử thách, làm thất bại âm mưu, hành động chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Từ nhận định, đánh giá tình hình một cách khoa học, Đảng đã định rõ phương hướng, nhiệm vụ, quan điểm chỉ đạo quốc phòng – an ninh, quân sự. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác quân sự, quốc phòng – an ninh đã đạt được nhưng thành tựu to lớn, góp phần rất quan trọng vào thành tựu công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân ta.
Đã có nhiều đổi mới quan trọng trong tư duy, nhận thức và đã phát triển lí luận về quân sự, quốc phòng – an ninh, Bảo vệ TQ.
Chúng ta đã nhận thức toàn diện và sâu sắc hơn về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và Bảo vệ TQ xã hội chủ nghĩa; về mục tiêu và nhiệm vụ Bảo vệ TQ. Trên cơ sở đó, xây dựng quan niệm mới về quốc phòng – an ninh, trong đó nổi bật là tính tổng hợp về lực lượng  và sức mạnh của nền quốc phòng – an ninh toàn dân. Quốc phòng – an ninh là hoạt động của cả nước, sức mạnh của toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt; phát huy nội lực là chính, ngăn ngừa không để xảy ra chiến tranh, đồng thời đối phó thắng lợi với mọi tình hình.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu cũng còn bộc lộ những thiếu sót, khuyết điểm.
Sự lãnh đạo của một số cấp ủy đảng chưa ngang  tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ củng cố quốc phòng an ninh, Bảo vệ TQ; ý thức quốc phòng an ninh, ý thức Bảo vệ TQ của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa cao.
Trước bối cảnh tình hình có nhiều diễn biến phức tạp, quốc phòng an ninh chưa được tăng cường đúng mức theo yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp Bảo vệ TQ XHCN; chưa tạo được “ thế trận lòng dân” thực sự vững chắc trên một số địa bàn trọng điểm; công nghiệp quốc phòng an ninh chưa đáp ứng yêu cầu bào đàm vũ khí trang bị kỹ thuật trong tình hình mới.
Chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang có mặt còn hạn chế; trình độ, năng lực tổ chức chỉ huy, quản lý bộ đội, trình độ kĩ thuật, chiến thuật, khoa học công nghệ chưa ngang tầm đòi hỏi của tình hình. Chất lượng lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ chưa cao; chấn chỉnh tổ chức quân đội còn chậm, trang bị thiếu đồng bộ.
Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với sự nghiệp quốc phòng an ninh.
Thực tiển lịch sử cách mạng ở nước ta chứng minh, chỉ có đặt dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng công sản Việt Nam, sự nghiệp quốc phòng an ninh mới giành được thắng lợi, TQ Việt Nam XHCN mới được Bảo vệ vững chắc.



*/ Những nguyên tắc cơ bản về Đảng lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng an ninh:
Đại Hội IX khẳng định: “ thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo của Đảng truyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội nhân dân và công an nhân dân đối với sự nghiệp QPAN và an ninh”.
Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng an ninh. Đảng không chia quyền, không nhường quyền lãnh đạo quốc phòng – an ninh cho bất cứ một đảng phái, một tổ chức chính trị nào.
Đảng lãnh đạo trực tiếp sự nghiệp quốc phòng – an ninh cả về chính trị, tư tưởng và tố chức, lãnh đạo mọi lĩnh vực, mọi nhiệm vụ của sự nghiệp quốc phòng – an ninh trong bất kì điều kiện, hoàn cảnh nào,ở đâu, như: Lãnh đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện, lãnh đạo xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân; lãnh đạo xây dựng tiềm lực quốc phòng – an ninh, bao gồm tiềm lực chính trị - tin thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học công nghệ, tiềm lực quân sự…; lãnh đạo xây dựng lực lượng quốc phòng; lãnh đạo Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng – văn hoá và an ninh xã hội; lãnh đạo duy trì trật tự kỉ cương, an toàn xã hội; lãnh đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh, quốc phòng và an ninh với kinh tế; lãnh đạo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; lãnh đạo xây dựng công nghiệp quốc phòng, quản lý Nhà nước về quốc phòng – an ninh.
*/ Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng – an ninh
Trên cơ sở đường lối, nhiệm vụ cách mạng, Đảng định ra đường lối, chiến lược, nhiệm vụ, các chủ trương, chính sách về quốc phòng – an ninh quân sự cho từng thời kỳ và từng giai đoạn của cách mạng, như: đường lối quốc phòng – an ninh toàn dân, đường lối chiến tranh nhân dân, đường lối xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, đường lối, chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng – an ninh và an ninh, quốc phòng – an ninh và an ninh với kinh tế. Chủ trương phát triển khoa học quân sự, khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam và nền công nghiệp quốc phòng – an ninh của đất nước…
        Đường lối, quan điểm, nhiệm vụ quốc phòng – an ninh trong giai đoạn hiện nay đã được Đảng ta chỉ rõ:
        “Xây dựng nền quốc phòng – an ninh toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; Bảo vệ vững chắc Tố quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá và an ninh xã hội; duy trì trật tự kỉ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động bất ngờ.
        Tiếp tục đổi mới và năng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh, an ninh cho cán bộ, công chức và cho toàn dân, có nội dung phù hợp với từng đối tượng và đưa vào chương trình chính khoá trong các nhà trường theo cấp học, bậc học. Chú trọng giáo dục thống nhất nhận thức về đối tượng và đối tác; nắm vững đường lối, quan điểm, yêu cầu nhiệm vụ Bảo vệ TQ trong tình hình mới; nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần cảnh giác thực hiên nhiệm vụ quốc phòng – an ninh, an ninh. Giữ vững an ninh nội địa; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân; xây dựng “thế trận lòng dân” làm nền tảng phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nồng cốt. Kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ. Coi trọng nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, nâng cao khả nâng Bảo vệ của mỗi người, của từng tồ chức, cơ quan, đơn vị.
        Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường sức mạnh quốc phòng – an ninh và an ninh trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của đất nước. Xây dựng thế trận quốc phòng – an ninh toàn dân kết hợp chặt chẽ với xây dựng thế trận an ninh nhân dân. Đẩy mạnh xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố. Tiếp tục phát triển cả khu kinh tế - quốc phòng – an ninh, xây dựng các khu quốc phòng – an ninh – kinh tế với mục tiêu tăng cường quốc phòng – an ninh – an ninh là chủ yếu, tập trung vào các địa bàn trọng điểm chiến lược và những khu vực nhạy cảm trên biên giới đất liền, biển đảo. Xây dựng công nghiệp quốc phòng – an ninh trong hệ thống công nghiệp quốc gia dưới sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Chính phủ, đầu tư có chọn lọc theo hướng hiện đại, vừa phục vụ quốc phòng – an ninh, vừa phục vụ dân sinh.
        Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu để lực lượng vũ trang thật sự là lực lượng chính trị trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trong thành với TQ, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tinh cậy yêu mến. Đổi mới tổ chức, nợi dung, phương pháp huấn luyện, đào tao đi đôi với cải tiến, đổi mới vũ khí, trang bị, phương tiện phù hợp với yêu cầu tác chiến mới; phát triển khoa học quân sự, khoa học công an, nghệ thuật chiến tranh nhân dân; cải tiến phương thức hoạt động của lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách phối hợp với các tổ chức của nhân dân trong Bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
        Xây dựng bổ sung cơ chế lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với hoạt động quốc phòng an ninh, an ninh.
        Đảng định ra đường lối, chủ trương và nguyên tắc tổ chức, từ tổ chức lực lượng, tổ chức bộ máy quản lý điều hành cùa Nhà nước, phương thức quản lý điều hành cùa Nhà nước và cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng an ninh và lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt nam.
        Đảng định ra đường lối chủ trương công tác cán bộ cho lĩnh vực quốc phòng an ninh. Đồng thời trực tiếp quản lý, giám sát việc thực hiện các chủ trương nhằm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng được một đội ngũ cán bộ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Có đủ phẫm chất, năng lực đáp ứng nhiệm vụ yêu cầu quốc phòng an ninh trong từng thời kì.
        Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách quốc phòng an ninh thành luật pháp. Kế hoạch tổng thể về xây dựng, cũng cố quốc phòng an ninh và tổ chức quản lý, điều hành thực hiện trong phạm vi cả nước, ở các cấp các ngành và từng địa phương.










CÂU 3: NỘI DUNG, BIỆN PHÁP XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH (THÀNH PHỐ), LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC…
*/- Khái niệm khu vực phòng thủ tỉnh-Thành phố:
Là một tổ chức QPAN địa phương theo địa giới hành chính, là một bộ phận hợp thành, là nền tảng của LLVT thế trận QPTD và thế trận ANND cả nước; được xây dựng vững mạnh về mọi mặt theo kế hoạch chung thống nhất, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và điều hành của chính quyền địa phương; nhằm phát huy sức mạnh tại chổ, độc lập, tự lực ngăn ngừa và đối phó có hiệu quả mọi tình huống cả thời bình, thời chiến để bảo vệ tỉnh, TP; phối hợp với các địa phương, đơn vị khác bảo vệ vững chắt TQVN. XHCN.
*/- Vị trí, vai trò:
Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (TP) vững chắc là sự cụ thể hóa 2 nhiệm vụ cụ thể của Đảng NN, lại trực tiếp xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD gắn với nền ANND, thế trận ANND và sẵn sàng chuyển thành thế trận chiến tranh ND.
- Mỗi tỉnh, TP có vị trí khác nhau, từ đó có vai trò cũng khác nhau, là một bộ phận của của Quốc gia, thực hiện theo kế hoạch của quân khu và cả nước, có vị trí đặc biệt quan trọng, nên trong thời bình phải xây dựng khu vực phòng thủ vững chắt cụ thể hóa chiến lược xây dựng và bảo vệ TQ.
- Xây dựng QPTD, chiến tranh nhân dân (du kích) bảo vệ tổ quốc là tư tưởng nhất quán của Đảng, NN và toàn quân dân, chủ động con người, tổ chức, vật lực, phương tiện, các giải pháp thích hợp, là nơi cụ thể hóa mọi đường lối, chủ trương là cái gốc, nền tảng, kế thừa và phát huy những truyền thống, kinh nghiệm.
- Là khu vực trực tiếp xây dựng nền QPTD, xây dựng nhằm khai thác mọi tiềm năng tại chổ, là cơ sở, nền tảng.
- Trong thời bình địa phương xử lý nhiều tình huống phức tạp như: điểm nóng, thiên tai, biểu tình, là cơ sở chính trị vững chắt, nơi trú ẩn khá an toàn, nơi chủ động bình ổn xã hội.
- Là nơi tổ chức thực hiện chiến tranh nhân dân (du kích), nơi tuyên truyền giáo dục, có đông đảo lực lượng, vũ khí tại chổ, vì phương tiện địch khó tấn công.
- Là nơi chủ động xây dựng LL, sức mạnh tổng hợp, là nơi phân hóa, chi phối địch, khu vực phòng thủ an toàn và vững chắt của Đảng, NN và nhân dân.
- Trong điều kiện mới KVPT là nơi trực tiếp làm thất bại thủ đoàn “DBHB”, nơi giải quyết các sung đột trong quần chúng, tiêu hao sinh lực địch, kiềm chế tốc độ tiến công.
*/- Về nhiệm vụ:
- Xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, ngăn ngừa, đối phó có hiệu quả âm mưu “DBHB”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
- Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, công an địa phương có số lượng biên chế hợp lý, có chất lượng tổng hợp cao, coi trọng chất lượng chính trị làm chính.
- Xây dựng, chuẩn bị lực lượng và thế trận chiến tranh nhân dân địa phương, nêu cao cảnh giác, kịp thời phát hiện và đối phó với hành động gây chiến của các thế lực thù địch.
- Vừa hoạt động tác chiến, vừa duy trì và bảo vệ sản xuất, duy trì mọi hoạt động của đời sống xã hội.
        Trong Đại hội lần thứ X, Đảng ta nhấn mạnh” Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân. Đẩy mạnh các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố” .Cho thấy việc xây dựng tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc để Bảo vệ TQ Việt Nam XHCN có ý nghĩa quan trọng đối với việc quán triệt sâu sắc hơn, tổ chức thực hiện tốt hơn nghị quyết của Đảng về quốc phòng an ninh.
*/ Nội dung chính cần xây dựng đó là:
        1. Xây dựng tiềm lực chính trị:
        Sự vững chắc trong phòng thủ phải dựa vào nền tảng tư tưởng chính trị-thế trận lòng dân nên chúng ta cần xây dựng các vấn đề sau:
        Một là, xây dựng tổ chức đảng, chính quyền các cấp, mật trận TQ, các tổ chức đoàn thể chính trị và chính trị-XH, để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trong cả thời bình và thời chiến.
        Hai là, quán triệt cho cán bộ các cấp, các ngành, nhân dân và lực lượng vũ trang nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và Bảo vệ TQ, Bảo vệ chế độ XHCN, đường lối quốc phòng toàn dân, đường lối chiến tranh nhân dân, chủ trương xây dựng khu vực phòng thủ của Đảng và Nà nước.
        Ba là, thực hiện giáo dục quốc phòng toàn dân, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh.
        Bốn là, thực hiện chính sách dân tộc,tôn giáo, chính sách hậu phương quân đội và các chính sách xã hội khác của Đảng và nhà nước, thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ ở cơ sở; nắm vững và giài quyết tốt những mâu thuẩn trong nội bộ nhân dân nhằm củng cố nền tảng chính trị tinh thần của nhân dân và lực lượng vũ trang để tạo sức mạnh tổng hợp trong khu vực phòng thủ.
        2. Xây dựng tiềm lực KT-XH:
        Một là, quy hoạch phát triển KT-XH ở các vùng, miền trong từng thời kỳ phải gắn với quy hoạch xây dựng thế trận khu vực phòng thủ và phải được Bộ quốc phòng, bộ công an thẩm định về những lĩnh vực liên quan đến quốc phòng an ninh. Chủ động điều chỉnh, bố trí dân cư, xây dựng các khu kinh tế mới, khu kinh tế-quốc phòng, kết hợp quản lý, chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm với xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên trong khu vực phòng thủ.
        Hai là, phát triển công nghiệp dân sinh thời bình kết hợp nghiên cứu, chế tạo và chuẩn bị các dự án sẳn sàng tiếp nhận chuyển giao công nghệ chuyển sang sản xuất các mặt hàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Công nghiệp trung ương phải được quy hoạch đồng bộ ở từng vùng, miền và kết hợp với phát triển công nghiệp địa phương. Có chính sách ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm vừa đáp ứng yêu cầu về phát triền kinh tế-xã hội, vừa đáp ứng yêu cầu về quốc phòng an ninh khi có chiến tranh xảy ra. Đầy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản; bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu của nhân dân và tích luỹ cho khu vực phòng thủ.
        Ba là, quy hoạch xây dựng vùng, xây dựng đô thị, nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng; cải tạo nâng cao chất lượng mạng lưới giao thông; phát triển mạng lưới bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin; phát triển các ngành dịch vụ; quản lý, quy hoạch, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và Bảo vệ môi trường phục vụ phát triển KT-XH trong thời bình, đồng thời đáp ứng yêu cầu Bảo vệ TQ trong mọi tình huống.
        Bốn là, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ; không ngừng nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Tổ chức tốt các hoạt động thông tin, văn hóa, văn nghệ, phát thanh, truyền hình, thể dục thể thao. Giữ vững và phát huybản sắc văn hoá dân tộc; phòng chống các hoạt động văn hóa trái pháp luật, góp phần ngăn chặn, đầy lùi các tệ nạn XH, xây dựng đời sống văn hóa tin thần lành mạnh trong khu vực phòng thủ.
        3. Xây dựng tiềm lực, thế trận quân sự-an ninh
        Xây dựng lực lượng trong khu vực phòng thủ là lực lượng tổng hợp bao gồm lực lượng chính trị, lực lượng kinh tế, lực lượng văn hóa-KHKT và lực lượng quân sự, an ninh. Các lực lượng này được tổ chức bố trí theo một kế hoạch tập trung thống nhất của địa phương và cả nước, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và Bảo vệ TQ.
        Lực lượng vũ trang trong khu vực phòng thủ tỉnh (TP) gồm: Lực lượng vũ trang địa phương, bộ đội biên phòng, công an nhân dân, và các đơn vị bộ đội chủ lực đứng chân và triền khai chiến đấu trên địa bàn. Từng thành phần cấu thành lực lượng vũ trang của khu vực phòng thủ có vị trí vai trò, tổ chức biên chế, nhiệm vụ, quyền hạn và phương pháp hoạt động do pháp luật quy định.
        Xây dựng thế trận phòng thủ gồm:
Hệ thống xã, phường vững mạnh toàn diện thời bình sẳn sàng chuyển thành xã, phường chiến đấu khi chiến tranh xảy ra nhằm tạo thế trận rộng khắp, nền tảng vững chắc, hạt nhân để xây dựng các thành phần thế trận khác.
Xây dựng các khu vực phòng thủ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh làm thành phần thế trận cầu nối giữa các cấp tỉnh(TP) với cấp xã, phường, cơ sở; là thành phần thế trận trực tiếp hợp thành khu vực phòng thủ tỉnh(TP).
Khu vực phòng thủ then chốt cấp tỉnh và cấp huyện chính là khu vực địa bàn, mục tiêu trọng yếu của tỉnh (TP), nơi địa hình có giá trị về chiến thuật, chiến dịch; nơi trung tâm KT, CT, VHXH; nơi liên quan đến sự ổn định và vững chắc của khu vực phòng thủ. Vì vậy khu vực này được quy hoạch, đầu tư xây dựng vững chắc hơn các khu vực khác.
Các căn cứ chiến đấu là khu vực được lựa chọn làm nơi đứng chân, bám trụ của lực lượng vũ trang; nơi triển khai bố trí cơ quan lãnh đạo, chỉ huy tác chiến; là bàn đạp triển khai tiến công cho các lực lượng.
Căn cứ hậu phương tỉnh (TP) là nơi bố trí cơ quan lãnh đạo, điều hành và sở chỉ huy cơ bản của tỉnh(TP), nơi triển khai các cơ sở sản xuất thời chiến, hệ thống kho trạm hậu cần, kỹ thuật bảo đảm cho tỉnh (TP) tiến hành cuộc chiến lâu dài.
Các mục tiêu trọng yếu phải Bảo vệ đó là các mục tiêu về CT, quân sự, KT quan trọng của địa phương và của cấp trên tại địa bàn cần phải tập trung Bảo vệ: cơ quan chính trị đầu nảo, cơ sở KT lớn, sân bay, bến cảng , kho tàng, cầu cống.
Khu vực đứng chân và triển khai tác chiến của bộ đội chủ lực là đơn vị bộ đội đang đóng quân trên địa bàn và triển khai tác chiến theo phương án của cấp trên.
4. Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ:
Đầu tư thích đáng cho công nghiệp quốc phòng, trang bị kỹ thuật hiện đại cho quân đội, công an. Tận dụng năng lực công nghiệp dân sinh phục vụ quốc phòng an ninh là đều hết sức cần thiết.
*/ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố)
1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp với nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (TP)
Đổi mới, nâng cao chất lượng nghị quyết lãnh đạo về xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (TP) với yêu cầu “toàn diện, thiết thực và khả thi”
Tăng cường hiệu lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng với các cấp chính quyền trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (TP)
Tăng cường lãnh đạo công tác kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, các đoàn thể.
2. Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng và nâng cao nhận thức về khu vực phòng thủ tỉnh (TP)
Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và thống nhất nhận thức từ trong Đảng đến toàn dân để đề cao trách nhiệm xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh(TP)
3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản pháp quy liên quan đến khu vực phong thủ tỉnh (TP)
4. Xây dựng cơ quan vững mạnh tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ:
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ trong xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ tỉnh (TP) tiến hành trong thời gian dài, do nhiều lực lượng tham gia, tính phức tạp và quyết liệt cao vì vậy đòi hỏi phải có bộ phận tham mưu sáng suốt, cơ quan chỉ huy vững mạnh đủ sức đáp ứng nhiệm vụ.
5. Phát huy trách nhiệm của các cơ quan bộ, ngành, Trung ương trong xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ tỉnh (TP)
Các bộ, ngành, cơ quan trung ương là cơ quan tham mưu và giúp cho trung ương Đảng, nhà nước chỉ đạo các địa phương về tất cả các mặt công tác chính trị, KT, VHXH, và QPAN. Do đó, việc xây dựng các tỉnh (TP) thành khu vực phòng thủ vững chắc để Bảo vệ TQ cần phát huy trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn của các bộ, ngành, cơ quan trung ương.
6. Thường xuyên tổ chức huấn luyện, diễn tập, sơ kết, tổng kết về khu vực phòng thủ tỉnh(TP)
Đây là nhiệm vụ cần thực hiện thường xuyên vì thông qua thực hiện tốt công tác huấn luyện, diễn tập từ thời sẽ góp phần bổ sung hoàn thiện lý luận, cũng như có những điều chỉnh phù hợp và có những bài học kinh nghiệm và là cơ sở để nâng cao hiệu qủa hoạt động của khu vực phòng thủ tỉnh (TP) trong mọi tình huống.
*/  Liên hệ thực tiển địa phương
Thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 28- NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới. Theo đó, tập trung xây dựng tiềm lực về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, dân sinh, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của khu vực phòng thủ; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở từng địa phương; chủ động nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa  bình”; tổ chức phòng thủ dân sự, phối hợp chặt chẽ các lực lượng để phòng, chống kịp thời, có hiệu quả thiên tai, thảm họa… 




CÂU 4: YÊU CẦU, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ. LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC.

*/  Khái niệm: Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, là một bộ phận của lực lượng vũ trang  nhân  dân  nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý điều hành của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp; sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương.

*/ Vị trí vai trò
- Thời bình
DQTV là lực lượng sẵn sàng chiến đấu của cơ sở để đối phó kịp thời với mọi hoạt động của địch.
 DQTV làm nòng cốt cho toàn dân tham gia đấu tranh chống “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ.
 DQTV là lực lượng xung kích trong sản xuất, xây dựng và hoạt động quốc phòng - an ninh, khắc phục thiên tai, thảm hoạ ở cơ sở.
- Thời chiến
 DQTV là lực lượng trực tiếp chiến đấu, tiêu diệt tiêu hao địch, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân, bảo vệ các mục tiêu quan trọng ở địa phương, cơ sở.
 DQTV là lực lượng nòng cốt, chỗ dựa tin cậy cho nhân dân, trực tiếp hướng dẫn nhân dân chiến đấu và phục vụ chiến đấu, thực hiện toàn dân đánh giặc ở cơ sở.
DQTV là lực lượng vũ trang tham gia bám trụ ở cơ sở, thực hiện xen kẽ với địch, tiến công tiêu hao quân địch, buộc chúng phải phân tán lực lượng, tạo điều kiện cho hoạt động tác chiến của bộ đội.
*/ Mục đích: lực lượng dân quân tự vệ (LLDQTV) là một bộ phận trong lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng. Xây dựng LLDQTV là một nội dung quan trọng trong đường lối quyết sách của Đảng, là trách nhiệm của toản Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở
*/ Yêu cầu xây dựng lực lượng dân quân tự vệ:
Thứ nhất, phải đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của cấp ủy đảng, điều hành của chính quyền trong qúa trình xây dựng. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc
Thứ hai, xây dựng LLDQTV phải phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ QPAN của từng địa phương, cơ sở. Đây chính là yêu cầu gắn kết giữa lý luận với thực tiễn, giữa chung với riêng, giữa tính phổ biến và tính đặc thù.
Thứ ba, có chất lượng tổng hợp toàn diện, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu cao. LLDQTV có chất lượng tổng hợp toàn diện là cái đích phải đạt tới trong công tác xây dựng. Trên cơ sở phương châm “ vững mạnh, rộng khắp”, tiến hành nội dung phương pháp xây dựng khoa học.
Thứ tư, gắn xây dựng với hoạt động nhằm nâng cao hiệu qủa xây dựng, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cơ sở. Mục đích của xây dựng là để dân quân hoạt động có hiệu qủa. Vì vậy, xây dựng và hoạt động phải gắn kết với nhau.
Thứ năm, phát huy dân chủ, thực hiện tốt phương châm “ dân bàn, dân cử, dân chăm lo”.
*/ Nhiệm vụ xây dựng lực lượng dân quân tự vệ:
Một là, xây dựng lực lượng dân quân có tổ chức biên chế chặt chẽ, trang bị vũ khí phù hợp.
Hai là, tập trung xây dựng về chính trị, đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ dân quân.
Ba là, xác định nội dung, chương trình, phương pháp huấn luyện quân sự và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các lực lượng phù hợp với từng địa phương, cơ sở.
Bốn là, huấn luyện lực lượng dân quân thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên ở cơ sở.
*/ Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ trong phong trào toàn dân Bảo vệAN TQ trong thời kỳ mới:
Nội dung xây dựng
+  Xây dựng về tổ chức
Lực lượng DQTV nòng cốt, gồm: DQTV bộ binh, DQTV binh chủng và DQTV biển, được tổ chức thành lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ.
Lực lượng gồm: cán bộ, chiến sỹ DQTV nòng cốt đó hoàn thành nghĩa vụ DQTV và công dân trong độ tuổi qui định, nam từ đủ 18 đến hết 45 tuổi, nữ từ đủ 18 đến hết 40 tuổi
-  Về qui mô
Cấp Tỉnh có điều kiện xây dựng các tiểu đoàn tự vệ bộ binh và các đại đội tự vệ pháo phòng không. Riêng các thành phố lớn, xây dựng lực lượng pháo phòng không DQTV nhiều hơn; các binh chủng DQTV khác xây dựng cấp đại đội.
Cấp Huyện xây dựng lực lượng DQTV bộ binh cơ động từ trung đội đến đại đội , lực lượng phòng không và các binh chủng khác xây dựng cấp trung đội.
Cấp xã xây dựng trung đội dân quân bộ binh và một số tiểu đội, khẩu đội binh chủng cần thiết.
Các cơ quan đơn vị khác theo quy định.
-  Về cán bộ
Hệ thống chỉ huy DQTV gồm: chỉ huy tiểu đội và tương đương; chỉ huy trung đội và tương đương; ban chỉ huy đại đội và tương đương; ban chỉ huy tiểu đoàn và tương đương; thôn đội và tương đương; xã đội và ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
Chức vụ chỉ huy cơ bản của DQTV bao gồm: tiểu đội trưởng và tương đương, trung đội trưởng và tương đương; đại đội trưởng và tương đương; tiểu đoàn trưởng và tương đương; thôn đội trưởng và tương đương; xã đội trưởng, chính trị viên xã đội và chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
- Về vũ khí trang bị
Vũ khí, trang bị cho DQTV phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng địa phương, cơ sở; ưu tiên trang bị cho lực lượng chiến đấu ở các vùng trọng điểm. Vũ khí chỉ trang bị cho những người tin cậy và phải thực hiện đúng qui định về quản lý, sử dụng, bảo quản vũ khí.
 - Tổ chức đảng, đoàn
Tập trung xây dựng các tổ chức Đảng trong lực lượng DQTV trong sạch, vững mạnh. Tích cực bồi dưỡng phát triển đảng viên, bảo đảm tỷ lệ lãnh đạo hợp lý. Chú trọng nâng cao chất lượng đảng viên, nhất là đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, chỉ huy.
+  Giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự
- Giáo dục chính trị
Là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Yêu cầu giáo dục chính trị là làm cho cán bộ, chiến sỹ DQTV tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhà nước, với nhân dân.
Nội dung giáo dục, nắm vững đường lối, chánh sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng quân sự  của Đảng; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược, nắm chắc âm mưu thủ đoạn của địch để chủ động, cảnh giác, không ảo tưởng, mơ hồ, không để kẻ địch tác động xấu vào đội ngũ DQTV.
  -  Huấn luyện quân sự
 Yêu cầu, huấn luyện đúng, đủ nội dung theo nội dung chương trình Bộ Quốc phòng qui định
*/ Phương pháp xây dựng
Một là, khảo sát đánh giá thực tế tình hình xây dựng cơ sở nói chung và xây dựng lực lượng dân quân nói riêng
Hai là, đề ra chủ trương lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng dân quân; phát động các cấp, các ngành và toàn dân tham gia
Ba là, lập kế hoạch xây dựng
Bốn là, lựa chọn, kết nạp dân quân
Năm là, Tổ chức xây dựng "điểm" và nhân "điểm" ra diện rộng
*/Liên hệ thực tế ở địa phương
        Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo phương châm “vững mạnh, rộng khắp”, tổ chức quán triệt và thực hiện pháp lệnh về dân quân tự vệ, Nghị định 46/CP của Chính phủ, Thông tư 1138/BQP của Bộ Quốc phòng về tổ chức xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, từng bước nâng cao chất lượng chính trị, độ tin cậy của lực lượng trong hoạt động, thực hiện các nội dung theo chương trình đạt được những kết quả khả quan.
        Đến nay đã xây dựng các chi bộ quân sự tại các  Đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn, những địa phương chưa có Đảng bộ thì hình thành tổ Đảng quân sự, hầu hết các đ/c Chỉ huy trưởng Quân sự xã, phường, thị trấn đều là Đảng viên (100%).   Xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch tổ chức lực lượng dân quân tự vệ theo hệ thống văn kiện phòng thủ của tỉnh, thích ứng với từng trạng thái sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang và của địa phương. Duy trì và tiến hành hoạt động có hiệu quả lực lượng luân phiên đối với các xã, phường, thị trấn trọng điểm. Các địa phương, đơn vị đã chủ động tìm ra một số giải pháp phù hợp xây dựng các đầu mối tự vệ ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, bảo đảm đúng nguyên tắc hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang, làm cơ sở cho tỉnh và cấp trên xác định cơ chế thích ứng cho việc xây dựng và hoạt động của dân quân tự vệ ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đồng thời tiếp tục củng cố lực lượng tự vệ ở các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đặc biệt là các cơ quan trọng yếu.
        Tiến hành sơ kết chương trình xây dựng dân quân tự vệ gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện theo tinh thần Chỉ thị 58/TTg của Thủ tướng Chính phủ; hoàn chỉnh các phương án và luyện tập theo phương án chiến đấu trị an góp phần cùng các lực lượng và nhân dân đánh bại âm mưu diễn biến hòa bình, giữ vững an ninh chính trị -  trật tư xã hội ở cơ sở..




CÂU 5: CHIẾN LƯỢC “DBHB”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC VÀ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM.
*/ Khái niệm DBHB: là một bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu phản CM của CN ĐQ và các thế lực thù địch. Chống phá một cách toàn diện các mặt KT, CT,VH, XH, QPAN, đối ngoại.   Mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ CNXH. Phương thức chống phá là ngấm dần vào đối phương làm cho đối phương suy yếu; Kết hợp chặt chẽ 3 biện pháp: dùng DBHB làm nội bộ mâu thuẩn; BLLĐ dẫn đến ly khai; can thiệp quân sự khi có điều kiện, thời cơ.
*/ Khái niệm BLLĐ là hoạt động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản cách mạng trong nước cấu kết và được sự hỗ trợ của các thế lực thù địch nước ngoài tiến hành, nhằm gây rối loạn chính trị, TTATXH, lật đổ chính quyền ở các địa phương và TW, thiết lập chính quyền của bọn phản CM. Hình thức BLLĐ rất đa dạng gồm bạo loạn CT, vũ trang hoặc kết hợp giữa CT và VTrang.
 */ Âm mưu của “ DBHB”, bạo loạn lật đổ:
Mục tiêu cơ bản của chiến lược DBHB, BLLĐ mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá CM VN nhằm xóa bỏ tư tưởng MLN, tăng cường hệ tư tưởng tư sản ở các nước XHCN; làm suy yếu, tập trung làm suy giảm hoặc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CS đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội; Gây mất ổn định chính trị XH; Làm suy yếu tiến tới chi phối, khống chế làm chệch hướng phát triển nền kinh tế XHCN theo hướng TBCN; Chuyển hóa văn hóa, đạo đức, lối sống theo những giá trị XHTBCN; “Phi chính trị hóa”  lực lượng vũ trang.
        Mục tiêu chiến lược DBHB của các thế lực thù địch là bằng mọi cách tạo ra các nhân tố phản CM trong lòng XH VN.
Kết hợp các thế lực phản động trong và ngoài nước phá hoại nước ta toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế; tư tưởng văn hoá XH, đối ngoại quốc phòng an ninh. Trong đó chính trị tư tưởng là nhân tố đột phá quan trọng nhất.
Kết hợp với diễn biến hoà bình và bạo loạn lật đổ, răn đe quân sự, thậm chí cả chiến tranh xâm lược khi có thời cơ. Đặc biệt chúng dùng mọi thủ đoạn để thăm nhập, phá hoại từ bên trong hệ thống chính trị, mà trước hết là nền tảng chính trị tư tưởng, tạo nên sự suy thoái về chính trị tư tưỏng đạo đức lối sống, tạo nên sự tự diễn biến, tự chuyển hoá sang quỹ đạo CNTB. Đồng thời chúng triệt để khai thác, lợi dụng vấn đề dân chủ, dân quyền thực hiện mục tiêu DBHB BLLĐ đối với CM VN.
*/ Thủ đoạn của DBHB, BLLĐ của các thế lực thù địch đối với CM VN
        -Trên lĩnh vực chính trị tư tưởng, văn hóa,XH
        + Tập trung phủ nhận nền tảng tư tưởng của đảng ta là chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng HCM:
        CN đế quốc và các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc vu cáo, phủ nhận những luận điểm, nguyên lí cơ bản của CN Mac-Lenin. Chúng cho rằng hệ thống lí luận Mac-Lenin đã lỗi thời, giáo điều. Chúng ra sức tán dương các quan điểm tư sản, CNXH DC…Nhằm phủ nhận tư tưởng HCM các thế lực thù địch xuyên tạc một số tác phẩm, luận điểm và cuộc đời hoạt động của HCM .
        + Thúc đẩy quá trình dân chủ hoá ở VN theo hướng dân chủ tư sản.
        Lợi dụng quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế của VN các thế lực thù địch tìm cách đưa các phần tử phản động ở nước ngoài vào mốc nối với các phần tử cơ hội chính trị, bất mảng trong nước hình thành lực lượng chống đối.
        + Tăng cường liên kết các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài và thành lập các cơ sở bí mật ở trong nước để cùng phối hợp hành động chống phá.
        Các thế lực thù địch lợi dụng các tổ chức để triển khai các chương trình học bỗng để lôi kéo lưu Hs ở nước ngoài, SV ở trong nước. Tiếp cận người LĐ VN ở nước ngoài để đưa họ vào các tổ chức chống đối, tăng cường hổ trợ các phần tự cực đoan, quá khích; các cuộc đình công của công nhân; các cuộc khíêu kiện đông người để gây mất ổn định chính trị XH.
        + Thâm nhập, lợi dụng báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng để truyền bá giá trị tư sản, lối sống phương tây, làm phai nhạt bản sắc văn hoá dân tộc, các giá trị đạo đức lối sống XHCN.
        + Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, khiếu kiện đình công để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị XH, gây bạo loạn lật đổ.
        -Trên lĩnh vực kinh tế: các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn để lài nền kinh tế nước ta đi theo kinh tế thị trường TBCN. Từ chuyển hoá về kinh tế dẫn đến chuyển hoá về chính trị.
        -Trên lĩnh vực quốc phòng an ninh: âm mưu của CNĐQ và các thế lực thù địch đối với  quốc phòng an ninh là tìm mọi cách làm suy yếu, tiến tới xoá bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với quân đội và công an. Chúng đưa ra chiêu bài (phi chính trị hoá) quân đội và công an,để lực lượng vũ trang mất dần bản chất giai cấp công nhân, mơ hồ về mục tiêu lí tưởng chiến đấu mất phương hướng chính trị.
        -Trên lĩnh vực đối ngoại chúng gây áp lực hồng lôi kéo ta từng bước thay đổi lập trường, chấp nhận các quan điểm do chúng áp đặt đối với các vấn đề quốc tế; vu cáo VN vi phạm dân chủ nhân quyền dựng lên các vấn đề dân tộc tôn giáo để gây sức ép.
        Thông qua con đường ngoại giao chúng ép và đặt điều kiện với nhà nước VN phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; đòi thả bọn tội phạm là các phần tử phá hoại an ninh quốc gia, bọn phản động đội lớp tôn giáo dân tộc thiểu số.
        - Âm mưu thủ đoạn phương thức hoạt động BLLD ở VN
        Trong những năm gần đây cùng với diễn biến hoà bình, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động bạo loạn lât đổ ở một số địa phương ở nước ta. Âm mưu của chúng là gây mất ổn định chính trị XH làm suy yếu hệ thống chính trị, tiến tới cướp chính quyền ở một số khu vực trọng yếu như Tây nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc, các trung tâm kinh tế chính trị văn hoá,XH để thực hiện việc li khai tự trị ở một số dân tộc.
*/ Nội dung phòng chống DBHB, BLLĐ
Về mục tiêu và nhiệm vụ:
- NQĐH Đảng lần thứ X khẳng định “Kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu “DBHB” bạo laọn lật đổ”.
- Qua các kỳ Đại Hội tới Hội hội nghị lần thứ 8 (khóa IX) về “chiến lược Bảo vệTQ VN XHCN  trong tình hình mới” tới NQĐH lần thứ X tiếp tục khẳng định nhiệm vụ phòng, chống “DBHB”, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong các công tác QPAN hiện nay, đồng thời là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, thường xuyên của cách mạng VN.
- Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, toàn Đảng, quân và dân ta cần nắm vững mục tiêu Bảo vệTQ VN XHCN trong giai đoạn mới là: “Bảo vệ vững chắt TQ, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, NN, ND và chế độ XHCN; bảo vệ ANCT, an ninh KT, tư tưởng văn hóa và an ninh XH; duy trì trật tự, kỹ cương, an toàn XH; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, “bất ngờ” và thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
+ Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ TQ XHCN cho ND, giúp mọi người nhận thức rõ, âm mưu, thủ đoạn, DBHB, BLLT của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng, mục tiêu ĐLDT và CNXH; chủ động tích cực tham gia xây dựng và Bảo vệTQ.
+ Chủ động nghiên cứu, dự báo, phát hiện và nắm chắt mọi âm mưu, thủ đoạn của hoạt động chống phá CM nước ta của các thế lực thù địch, để kịp thời phòng, chống, không để bị động bất ngờ.
+ Xây dựng cơ sở chính trị, xã hội, chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, giữ vững ổn định chính trị; loại trừ các nhân tố tiềm ẩn có thể gây mất ổn định chính trị, xã hội, không để phát sinh các vấn đề phức tạp để kẻ địch có thể lợi dụng can thiệp, kích động, gây rối, tiến hành bạo loạn.
+ Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, trước hết là bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của NN, giữ vững đoàn kết, kiên quyết đẩy lùi nguy cơ “Tự diễn biến”, cảnh giác với các phần tử cơ hội chính trị, chống địch cài cắm nội giám, làm thất bịa ý đồ tập hợp lực lượng đối lập, xây dựng tổ chức chính trị phản động của địch, kiên quyết chống đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
+ Chủ động đẩy lùi tệ nạn xã hội, quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, các băng nhóm có tổ chức, trấn áp mọi hoạt động chống phá an ninh quốc gai của các thế lực phản động trong và ngoài nước, các phần tử lợi dụng tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền để gây rối.
+ Xử lý kiên quyết, khôn khéo, nhanh gọn, hiệu quả các vụ bạo loạn nếu xảy ra, không để lan rộng và diễn biến phức tạp.
Về quan điểm chỉ đao:
- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trên nền tảng chủ nghĩa MLN, TT HCM, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công CNXH và Bảo vệ vững chắt Tổ quốc VNXHCN.
- Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng CSVN đối với hệ thống chính trị và toàn XH, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống “DBHB”, bạo loạn lật đổ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Phòng chống “DBHB”, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên và cấp bách hàng đầu của QPAN, nhằm bảo vệ vững chắt TQ VN XHCN hiện nay. Vì vậy cần chủ động ngăn ngừa, đối phó thắng lợi với mọi tình huống chiến lược về QPAN, những biến động chính trị trong nước, đe dọa đến sự mất còn của chế độ, bạo loạn, ly khai xảy ra ở một số vùng, gây nguy cơ chia cắt đất nước, các thế lực bên ngoài can thiệp, chống phá ta về chính trị, kinh tế, ngoại giao, tìm cách can thiệp quân sự, gây xung đột vũ trang và chiến tranh xâm lược.
- Tăng cường pháp chế XHCN, nắm vững PL, chủ động, kiên quyết trấn áp các phần tử phản động, chống đối, các thế lực thù địch trong và ngoài nước, để bảo vệ hệ thống chính trị, nhân dân và chế độ XHCN.
Về các phương châm:
- Kết hợp giữ vững ổn định bên trong với chủ động ngăn ngừa, phòng chống, tiến công làm thất bại mọi âm mưu, thủ đọan “DBHB”, bạo loạn lật đổ, kết hợp giữa xây và chống. 
- Khi xảy ra bạo loạn tật đổ, cần sử dụng tổng hợp các lực lượng, các biện pháp, các hình thức đấu tranh, chủ động, kiên quyết, khéo léo xử lý tình huống và giải quyết hậu quả, không để lan rộng, kéo dài, diễn biên phức tạp.
*/ Giải pháp phòng chống DBHB BLLĐ của các thế lực thù địch
- Xây dựng ý thức Bảo vệ TQ VN XHCN: đây là giải pháp cơ bản, có vai trò quan trọng trong phòng chống diễn biến hoà bình BLLĐ. Do đó phải làm tốt công tác giáo dục cho mọi người dân VN không phân chia giai cấp, tầng lớp XH, dân tộc tôn giáo nhất là thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắng, đầy đủ, có thái độ tinh cảm, lí trí và niềm tin vững chắc về mục tiêu nhiệm vụ Bảo vệ tồ quốc VNXHCN có lòng yêu nước gắn với yêu chế độ XHCN, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Phải nhận thức rõ bản chất âm mưu thủ đoạn của CNĐQ và các thế lực thù địch, có nhận thức chính trị tự giác làm tròn nghĩa vụ trách nhiệm công dân. Nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục quốc phòng, guáo dục pháp luật trong XH và hệ thống giáo dục quốc dân.
- Chăm lo xây dựng cơ sở chính trị XH vững mạnh toàn diện
Để thực hiện giải pháp này phải xây dựng hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương trong sạch vững mạnh. Phát huy hiệu lực quản lý của hệ thống chính quyền, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng sự suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, công chức.
Phát huy vai trò tích cực của các tổ chức chính trị XH, các đoàn thể nhân dân. Xây dựng phát huy khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của đảng. Thực hiện tốt chính sách tôn giáo dân tộc, giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở
- Thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT, VHXH, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN, giữ vững ổn định chính trị xã hội.
- Làm tốt công tác Bảo vệ chính trị nội bộ, bảo đảm an ninh trên mọi lĩnh vực:
Về an ninh chính trị: phải có các biện pháp phòng chống “ DBHB”, BLLĐ có hiệu qủa để Bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, Bảo vệ tổ chức và cán bộ đảng viên. Phòng chống và ngăn ngừa có hiệu qủa nguy cơ chệch hướng XHCN, “ tự diễn biến” ngay từ trong nội bộ Đảng và chính quyền các cấp.
Về an ninh KT: phải giữ vững định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập hiện nay, giữ vững độc lập tự chủ về kinh tế. Gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đàm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển.
Về an ninh tư tưởng- văn hóa: cần tập trung Bảo vệ nền tư tưởng của Đảng là CN Mác-Lênin, tư tưởng HCM; giữ vững và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện:
Không ngừng chăm lo xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện, bao gồm cả sức mạnh, thế trận, lực lượng; kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại.
- Làm tốt công tác dự báo, xây dựng các phương án xử lý các tình huống” DBHB”, BLLĐ, không để bị động, bất ngờ, diễn biến phức tạp.
Thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, nắm chắc mọi diễn biến về âm mưu, thủ đoạn hoạt động của địch, tổ chức các hoạt động tình báo trinh sát để phát hiện kịp thời các ý đồ của địch, từ đó chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống “DBHB”, BLLĐ có hiệu qủa.
Làm tốt công tác triển khai, tổ chức lực lượng, triển khai huấn luyện , các hoạt động lãnh đạo chỉ đạo, cơ chế phối hợp.
Hoạt động xử lý bạo loạn phải đặt dưới sự lãnh đạo củ Đảng, điều hành của chính quyền, các ngành tham mưu.
Khi xử lý giải quyết xong phải nhanh chóng khắc phục hậu qủa, bảo đảm an ninh trật tự, ổn định tư tưởng và các mặt đời sống nhân dân.
*/ Liên hệ thực tiển địa phương

Các Sở, ban, ngành cùng Báo, Đài Phát thanh-Truyền hình đã tổ chức phối hợp tuyên truyền - giáo dục nhiệm vụ quốc phòng-an ninh trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm làm cho các tầng lớp quần chúng nhân dân hiểu rõ về âm mưu chiến lược “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quan điểm, đường lối quốc phòng toàn dân của Đảng, các Luật, Nghị định và các văn bản của Nhà nước, Chính phủ và của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác quốc phòng toàn dân, thực hiện  chuyên mục vì an ninh tổ quốc trên sóng truyền hình, chương trình quốc phòng toàn dân, quốc phòng - an ninh trên các Đài truyền thanh, tin bài, áp phích - khẩu hiệu tuyên truyền về quốc phòng - an ninh.
 Bối cảnh tác động:
- Quốc tế
: Từ Đại hội X của Đảng đến nay, những cuộc đấu tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp lật đổ, ly khai, khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới với tính chất ngày càng phức tạp.

- Trong nước: Trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hoà bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” và “xâm lăng văn hoá” nhằm xoá bỏ chế độ XHCN và bản sắc văn hoá Việt Nam. Chúng coi tiến hành “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá là mũi đột phá, hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra “ những khoảng trống” để dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập vào cán bộ, Đảng viên và nhân dân nhằm chuyển hoá , xoá bỏ hệ tư tưởng XHCN.
1.2 Sự chống phá của các thế lực thù địch:
- Trên lĩnh vực tư tưởng- chính trị:
+ Chúng tiếp tục tiến công xuyên tạc, phủ định, xoá bỏ chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với một thang bậc và luận điệu mới, như: quy kết chủ nghĩa Mác - Lênin sai lầm từ gốc rễ: mở chiến dịch bịa đặt, dựng phim “Sự thật về Hồ Chí Minh” với ý đồ “ tẩy trừ huyền thoại Hồ Chí Minh”và phát động “Phong trào quốc dân đòi trả tên cho Sài Gòn
+
Chúng tập trung vào “chiến lược con người” để đào tạo một lớp người thân Mỹ và phương Tây.
- Trên lĩnh vực báo chí, xuất bản:
+ Các thế lực thù địch thâm nhập, lợi dụng một số cơ quan báo chí, xuất bản và một số nhà báo bằng thủ đoạn nham hiểm, như: chú trọng đào tạo, lôi kéo, “chuyển hoá tư tưởng” một số phóng viên. Thông qua “hợp tác, giúp đỡ” về đào tạo và tiếp cận những nhà báo trẻ có tư tưởng tự do, phóng khoáng, dễ giao lưu; từ đó lôi kéo họ làm báo theo kiểu “tự do” của phương Tây.
+ Ra sức thúc đẩy thành lập báo tư nhân, nhà xuất bản tư nhân làm cơ quan ngôn luận cho “ lực lượng dân chủ”;
triệt để lợi dụng công nghệ thông tin, mạng Internet, Blog… để “công bố” rộng rãi các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung xấu, phản động
- Trên lĩnh vực văn hoá, văn nghệ:
+ Các thế lực thù địch gia tăng kích động văn nghệ sĩ đòi tự do sáng tác, tự do công bố các tác phẩm văn học nghệ thuật, phản đối sự kiểm duyệt của cơ quan nhà nước, đòi được công khai, đánh giá lại các sự kiện, nhân vật lịch sử theo quan điểm của Phương Tây, từng bước thoát ly sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá, văn nghệ.
+ Tiến hành tiếp xúc, lôi kéo các phần tử văn nghệ sĩ “cấp tiến”, văn nghệ sĩ có biểu hiện dao động chính trị, thông qua việc mời họ ra nước ngoài giao lưu, hội thảo,tham quan, tham gia biểu diễn nghệ thuật và trao giải thưởng cho các tác phẩm có nội dung lệch lạc, phản động, tiêu cực; tài trợ xuất bản những cuốn sách dưới danh nghĩa “ văn hoá tri thức nhân loại” nhưng thực chất là truyền bá tư tưởng tư sản vào nước ta.
+ Tăng cường tán phát băng đĩa , các bộ phim có nội dung bạo lực, đồi truỵ gây tác động xấu đến một bộ phận giới trẻ.
- Trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo:
+ Về dân chủ, nhân quyền:
Cùng với việc tăng cường tuyên truyền, quảng bá các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây cũng như một số tổ chức quốc tế đã có những phát biểu, hành động ủng hộ, tiếp xúc nhằm khuyến khích những hoạt động chống đối của các đối tượng cơ hội chính trị ở Việt Nam
+ Về vấn đề tôn giáo:
Chúng công khai hậu thuẫn cho số đối tượng chống đối trong các tôn giáo cả về tinh thần lẫn vật chất để thúc đẩy chủ trương ly khai trong nội bộ một số tổ chức tôn giáo
+ Về vấn đề dân tộc:
Các thế lực thù địch đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, như vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, lịch sử vương quốc Chăm-pa để kích động tư tưởng hận thù dân tộc, ly khai, tự trị. Tiếp tục hậu thuẫn cho số phản động ở các khu vực trọng điểm gia tăng hoạt động chống phá, thực hiện ý đồ thành lập “Nhà nước Đề ga độc lập ở Tây Nguyên”, “Nhà nước Khmer Krom” ở Tây Nam bộ, “Nhà nước Chăm độc lập” ở Nam Trung Bộ và “Vương Quốc Mông” ở Tây Bắc nhằm phá vỡ sự thống nhất quốc gia ở Việt Nam, tạo tiền đề cho sự can thiệp của các thế lực thù địch ở bên ngoài.
- Thông qua một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài để thực hiện “Diễn biến hoà bình”
+ Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 700 tổ chức NGO nước ngoài, trong đó trên 550 tổ chức có hoạt động thường xuyên. Các thế lực thù địch đã lợi dụng hoạt động của một số tổ chức NGO vào các mục đích chính trị, can thiệp vào công việc nội bộ, xâm hại an ninh và chủ quyền nước ta.
+ Đặc biệt, chúng rất chú trọng lợi dụng việc hợp tác, đầu tư, tài trợ các chương trình, dự án vào các vùng dân tộc, miền núi để tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử phát triển, phong tục tập quán … phục vụ ý đồ móc nối, tuyển lựa, cài cắm người, thu thập tin tức đồng thời tuyên truyền, tác động giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây…Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu DIEN BIEN HOA BINH
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, để làm thất bại âm mưu, hoạt động “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá trong tình hình mới,  các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cấp, các ngành, các địa phương cần tập trung sức thực hiện tốt những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, coi trọng, tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi đắp ý chí kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội đối với cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sự thống nhất trong nhận thức về nguy cơ “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, xây dựng nội bộ vững mạnh, củng cố vững chắc bên trong là chính, lấy “thế trận lòng dân” làm nền tảng.
Thứ hai, tiếp tục làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Từng ban, ngành, đoàn thể, địa phương đơn vị phải chủ động phát hiện, giải quyết những vấn đề chính trị nội bộ. Chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo vệ bí mật quốc gia, quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu “mật”. Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; nâng cao chất lượng sinh hoạt học tập của các tổ chức Đảng cơ sở, tăng cường tính chiến đấu của tổ chức đảng và thành viên. Giữ vững kỷ luật phát ngôn, đi đôi với mở rộng dân chủ, tự do tư tưởng sáng tạo.
- Thứ ba, tiếp tục triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” để xây dựng nền tảng đạo đức trong Đảng; Có biện pháp kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và trong xã hội.
Thứ tư, mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc hoạch định các chủ trương, đường lối; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hệ thống chính trị và xã hội; thường xuyên kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của hệ thống dân cử và của hệ thống thông tin đại chúng.
Thứ năm, tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, cổ vũ, khuyên khích những tác phẩm có nội dung và nghệ thuật tốt, ngăn chặn những tác phẩm có quan điểm lệch lạc, sai trái. Bảo đảm an ninh thông tin, nhất là trên mạng Internet… Chủ động, kịp thời cung cấp, định hướng thông tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Sớm phát hiện và giải quyết khẩn trương các vấn đề bức xúc, các điểm “nóng” về khiếu kiện, đình công…, giữ vững ổn định chính trị xã hội.
Thứ sáu, phản bác kịp thời có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch; đấu tranh chống các luận điệu phủ định, bóp méo chủ nghĩa Mác - Lênin, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; vạch trần thủ đoạn thổi phồng những sơ hở, yếu kém của Đảng, Nhà nước ta nhằm kích động tâm lý bất mãn, chống đối, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc. Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn hoạt động tập hợp lực lượng, móc nối trong ngoài, không để công khai hoá, quốc tế hoá các tổ chức chính trị đối lập trong nước chống Đảng, Nhà nước. Tập trung giải quyết một bước căn bản, có hiệu quả các vấn đề ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không để các thế lực thù địch lợi dụng gắn vấn đề dân tộc với vấn đề tôn giáo để kích động quần chúng biểu tình, bạo loạn, gây mất ổn định chính trị.
Thứ bảy, đề cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng, chống nguy cơ “Tự diễn biến” trong cán bộ, đảng viên ở cả Trung ương, các ngành, các cấp, các địa phương. Kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn hoá, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc văn hoá dân tộc.
Thứ tám, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động thông tin đối ngoại giúp cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế có nhận thức đúng đắn về đường lối đổi mới, hội nhập; về tiềm năng hợp tác của ta với quốc tế; về lịch sử, văn hoá con người Việt Nam nhằm tranh thủ rộng rãi sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Thứ chín, mở rộng hợp tác kinh tế, văn hóa giáo dục gắn liền với việc nâng cao ý thức cảnh giác, đối phó kịp thời với âm mưu, thủ đoạn lợi dụng sự hợp tác này để thâm nhập, chuyển hoá chế độ ta. Nhanh chóng khắc phục tư tưởng chỉ coi trọng lợi ích kinh tế mà coi nhẹ vấn đề an ninh tư tưởng, văn hoá trong việc nhận viện trợ, hợp tác, liên doanh với nước ngoài trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhất là các doanh nghiệp có hợp tác với nước ngoài.
Thứ mười, coi trọng việc đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, từng bước hiện đại hoá các phương tiện phục vụ cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “Diễn biến hoà bình”.
3- Liên hệ thực tế địa phương:
Chống DBHB phải bằng:
+ Tuyên truyền quán triệt nhận thức;
+ Phân công trách nhiệm các ngành, các địa phương, các đoàn thể chóinh trị XH;
+ Làm tốt công tác  bảo vệ nội bộ;
+  Giải quyết thỏa đáng và đúng quy định những vấn đề khiếu kiện đất đai;
+ Giải quyết hài hòa hợp lý, đúng pháp luật v/đ tôn giáo, dân tộc ..vv..




CÂU 6: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM 
Khái niệm tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độkinh tế, nền văn hóa, quốc phòng , an ninh trật tự ATXH, quyền lợi, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản các quyền, lợi ích khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN. Căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiẻm cho xã hội của hành vi, mà tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
 Tình hình tội phạm:
Tình hình tội phạm phản ánh một cách chung nhất toàn bộ số liệu thống kê về số lượng tội phạm, cơ cấu tội phạm, biến động của tội phạm và hậu quả của tội phạm đối với xã hội trong khoảng thời gian và không gian nhất định.
Tình hình tội phạm là toàn bộ tình hình cơ cấu, động thái, diển biến của các loại tội phạm hay từng loại tội phạm trong một giai đoạn nhất định xãy ra trong một lĩnh vực, một địa phương, trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định.
 Bản chất tội phạm:
Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực, mang tính lịch sử-XH, sinh ra trong XH có giai cấp và phân chia giai cấp.
Bản chất XH của tội phạm thể hiện ở chỗ nó sinh ra và tồn tại trong lòng XH, có nguồn gốc XH, có nội dung, nguyên nhân, điều kiện mang tính XH, tồn tại và phát triển cùng với lịch sử tồn tại và phát triển của XH loài người.
Tội phạm là hiện tượng XH tiêu cực vì trong nó chứa đựng đặc tính chống đối XH; chống đối Nhà nước, chống chế độ XH, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tội phạm cũng như các hiện tượng XH khác, luôn biến đổi theo sự phát triển của XH.
 Những dấu hiệu cơ bản phản ánh tội phạm:
- Là hành vi nguy hiểm cho XH;
- Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện;
- Chứa đựng yếu tố tội lỗi;
- Được quy định trong Bộ luật hình sự;
- Xâm phạm các quan hệ XH được bộ luật hình sự Bảo vệ.
 Phân loại tội phạm: Dựa trên các tiêu chí khác nhau có thể phân 4 loại chính
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho XH
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho XH
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho XH
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho XH
Sự hình thành và phát triển tội phạm:
Tội phạm xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp và hình thành nhà nước. Sự thay đổi của các chế độ cũng làm tội phạm biến đổi theo.
Tội phạm được sinh ra, tồn tại và phát triển trong XH và do những tiền đề, điều kiện của bản thân XH ấy tạo ra.
Tình hình tội phạm nói chung và từng tội phạm cụ thể tồn tại trong XH tuân theo những quy luật nhất định của XH; cũng như các hiện tượng XH khác tình hình tội phạm cũng thường xuyên thay đổi cùng với sự vận động và phát triển của XH, trong từng hình thái KTXH khác nhau. Có tội phạm trong giai đoạn này phát triển nhưng sang giai đoạn khác mất đi.
Vị trí vai trò của phòng chống tội phạm trong bảo đảm ANQG phát triển bền vững
Kinh nghiệm lịch sử của XH loài người trong hàng nghìn năm tồn tại và phát triển đã chứng minh rằng một đất nước muốn phát triển bền vững, phồn vinh, thịnh vượng thì trước hết đất nước đó phải có nền chính trị ổn định, TTATXH được đảm bảo. Phòng chống tội phạm có vị trí và vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc gia, phát triển đất nước ta hiện nay. Đảm bảo TTAT XH nói chung, phòng, chống tội phạm nói riêng là góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Một số nội dung cơ bản của hoạt động phòng, chống tội phạm
 -Khái niệm phòng, chống tội phạm
Phòng, chống tội phạm là quá trình sử dụng tổng hợp các phương pháp, biện pháp, chiến lược, sách lược, phương tiện kĩ thuật và nghiệp vụ cần thiết, với sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội (các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân) nhằm ngăn chặng và khắc phục mọi nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh, phát triển tội phạm. Khi tội phạm xảy ra thì tiến hành điều tra, đấu tranh và xử lí kịp thời, theo đúng quy luật của pháp luật. Công tác Phòng, chóng tội phạm bao gồm hoạt động phòng ngừa tộ phạm và hoạt động đấu tranh chống tội phạm.
-Phòng ngừa tội phạm
        Phòng ngừa tội phạm là sử dụng các phương pháp, chiến thuật biện pháp, phương tiện, nghiệp vụ cần thiết với sự tham gia của các lực lượng XH nhằm khắc phục mọi nguyên nhân, điều kiện không để tội phạm phát sinh, phát triển.
        Trong phòng ngừa tội phạm có hai nhóm biện pháp: Phòng ngừa chung vá phòng ngừa riêng.
        * Phòng ngừa chung (còn gọi là phòng ngừa xã hội): Là sử dụng tổng hởp các biện pháp kinh tế, chính trị, văn hoá – XH, pháp luật…nhằm loại bỏ các yếu tố có thể trở thành nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội pham, được toàn XH tham gia thực hiện.
Các biện pháp phòng ngừa chung:
-                 Nhóm các biện pháp ktế- XH: Xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển ktế XH, Văn hoá, giáo dục nhằm cải thiện và nâng cao bước sống mọi mặt cho người dân.
-                 Nhóm biện pháp phát triển thông tin du lich, thể dục thể thao: tạo ra không khí lành mạnh, thu hút quần chúng nhân dân vào các hoạt động nghỉ ngơi vui chơi giải trí lành mạnh.
-                 Nhóm các biện pháp tổ chức: hướng đến việc tạo ra các mô hình, những cơ cấu tổ chức thực sự khoa kọc, với những chính sách hợp lí, kích thích được tính tích cực của mọi tập thể và cá nhân trong XH tạo điều kiện phát triển về mọi mặt đồng thời tạo cơ chế thuận lợi cho người dân chủ động tham gia phòng chống tội phạm.
-                 Nhóm các biện pháp chính trị là những biện pháp đổi mới các chủ trương, đường lối chính sách, chiến lược phát triển ktế chtrị văn hoá XH, nhất là tăng cường mở rổng dân chủ trên cơ sở tôn trọng và Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể XH, hướng đến thực hiện mục tiêu (dân giàu nước mạnh XH công bằng dân chủ văn minh).
-                 Nhóm các biện pháp pháp luật: tạo hành lang pháp lí đầy đủ, khoa học, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kì đổi mới: hạn chế và khắc phục dần các khẽ hở trong các văn bản pháp lí: tạo cơ sở pháp lí thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia có hiệu quả vào hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn XH.
* Phòng ngừa riêng: là những biện pháp pháp luật, nghiệp vụ do các cơ quan chuyên môn tiến hành vào các đối tượng cụ thể.
Các biện pháp cơ bản của phòng ngừa riêng:
        - Nhóm biện pháp tuyên truyền giáo dục: làm cho người dân luôn có ý thức cảnh giác trước sự tấn công của tội phạm, chủ động phòng ngừa tội phạm và tham gia công tác đấu tranh phòng chống tội phạm; cộn tác với các cơ quan Bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
        -Nhóm biện pháp cảm hoá giáo dục cải tạo: thực hiện đối với những người có quá khứ phạm tội, những người có nguy cơ cao, thường có những hành vi vi phạm đạo đức lối sống vi phạm pháp luật.
        Phòng ngừa tội phạm bằng các phương tiện khoa học, công nghệ: áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong công tác Bảo vệ, báo động, theo dõi hoạt động tội phạm.
Đấu tranh chống tội phạm
        Đấu tranh chống tội phạm là một bộ phận không thể thiếu trong phong, chống tội phạm. Đây là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp, phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ cần thiết để đấu tranh trấn áp tội phạm, hạn chế tới mức thấp nhất những hậu quả do tội pạhm gây ra; tiến hành điều tra, xử lí kịp thời, đúng người, đúng tội, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp lụât.
        Ba nội dung cơ bản của chống tội phạm:
-                 ngăn ngừa tội phạm: là sử dụng những biện pháp, phương tiện cần thiết để ngăn chặng sự tiếp diễn và phát triển của tội phạm.
-                 Điều tra tội phạm: là sử dủng các phương pháp biện pháp, phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ cần thiết để tìm hiểu, làm rõ những hành vi phạm tội theo đúng quy định của pháp luật.
-                 Xử lí tội phạm: Đảng và nhà nước ta chủ trương lấy phòng ngừa làm cơ bản, nhưng khi tiến hành các biện pháp phòng ngừa mà tội phạm vẫn xảy ra thì phải kiên quyết điều tra làm rõ và xử lí một cách nghiêm minh nhằm răng đe kẻ phạm tội góp phần nâng cao pháp chế XHCN. Trong xử lý tội phạm cần phải quán triệt tư tưởng xử lý là vấn đề không phải là xử lý nặng hay nhẹ mà yêu cầu đặt ra là phải xử lý công minh theo đúng pháp luật đảm bảo sự nghiêm minh theo pháp chế XHCN.
Một số chủ thể chủ yếu trong công tác phòng chống tội phạm ở nước ta hiện nay
-                 Các cấp uỷ đảng: ĐCSVN giữ vai trò quan trọng trong hoạt động phòng ngừa tội phạm. ĐCSVN là lực lượng lạnh đạo Nhà nước và XH. Do đó cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm phải đặt dưới sự lãnh đạo của đảng.
-                 Các cơ quan trực thuộc chính phủ tiến hành phòng chống tội phạm bằng các hoạt động cụ thể như sau: lãnh đạo cơ quan có trách nhiệm giáo dục, quản lí cán bộ, quản lí công nhân viên của mình để họ không phạm tội, không tham gia các hoạt động tôi6 phạm; quản lí và Bảo vệ tài sản do nhà nước giao, không để xảy ra tình trạng mất mác, hư hỏng, lãng phí.
      Thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ quan kịp thời phát hiện, ngăn chặng các biểu hiện tiêu cực vi phạm pháp luật.
-                 HĐND và uỷ ban nhân dân các cấp có vị trí quan trọng trong thực hiện các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm; có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm nói chung trong phạm vi toàn quốc mà nhà nước đưa ra trong kế hoạch phát triển kinh tế XH. Thực hiện và chỉ đạo việc thực hiện các chương trình phòng chống tội phạm trong địa phương; thành lập và lãnh đạo các tổ chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phòng chống tội phạm.
-                 Các tổ chức đoàn thề XH: có thể tham gia phòng chống tội phạm gồm UBMTTQ, ĐTNCSHCM, hội luật sư…Tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ của mình mà các tổ chức xác định nội dung và biện pháp tham gia hoạt động phòng chống tội phạm cho phù hợp.
-                 Cơ quan công an là lực lượng xung kích, nồng cốt trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói riêng, giữ gìn an ninh chính trị trật trự an toàn axah nói chung.
-                 Viện kiểm sát có trách nhiệm phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức XH để có biện pháp xử lí với mỗi trường hợp vi phạm xảy ra.
-                 Toà án thông qua xét xử làm rỏ nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan nhà nước, các tổ chức XH áp dụng các biện pháp phòng chống tội phạm; đưa ra kiến nghị với nhà nước về phương hướng thực hiện các chính sách XH liên quan đến phòng chống tội phạm.
-                 Các cơ quan tư pháp khác thuộc bộ tư pháp tham gia công tác phòng ngừa tội phạm thông qua việc đưa ra sáng kiến lập pháp và tham gia xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật trong toàn quốc.
·                Liên hệ công tác phòng chống tội phạm ở cơ quan đơn vị, tại địa phương

Nâng cao ý thức cảnh giác bảo vệ tài sản, đoàn kết, kiên quyết tấn công tội phạm;
Các cấp có thẩm quyền cần đẩy mạnh hoạt động của phong trào quần chúng bảo vệ An ninh tổ quốc và tổ chức tuyên truyền sâu rộng  trong quần chúng nhân dân về phương thức, thủ đoạn, phương tiện, công cụ và thời gian mà đối tượng thường hoạt động để tất cả mọi người được biết mà có biện pháp bảo vệ tài sản được tốt hơn.

Trong những năm trở lại đây, tình hình thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật ở địa phương, có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ trọng án như: Giết người, gây thương tích, ma túy, trộm cắp… gây xôn xao dư luận, do thiếu niên gây ra. Trước tình hình trên, Công an Tỉnh xây dựng kế hoạch, đấu tranh nhằm ngăn chặn, tập trung lực lượng, phương tiện triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tình hình thanh thiếu niên phạm pháp; phối hợp các ngành, các cấp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân nâng cao tinh thần trách nhiệm và tích cực tham gia phòng, chống thanh thiếu niên vi phạm pháp luật; quản lý, cảm hóa, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại gia đình và cộng đồng dân cư…
Công an cơ sở tổ chức đặt thùng thư góp ý tại các tổ, ấp để nhân dân góp ý kiến, tham gia tố giác tội phạm, hành vi VPPL. Bố trí đường dây tiếp nhận  tin báo, tố giác tội phạm gây rối, đánh nhau...  tệ nạn xã hội do TTN gây ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét